Kỳ 1: Những khó khăn chung của ngành
Bài này mình chia sẽ nhằm nói về hành trình làm công ty BDS của mình. Mình làm mảng BDS Thứ cấp nên đất nền hay dự án thì thuộc ngành hoàn toàn khác nên chỉ đọc cho vui thôi. Vì mỗi ngành đều là một câu chuyện khác biệt.
Bài đầu tiên mình chia sẽ về những khó khăn mà bất cứ công ty nào làm trong mảng thứ cấp phải đối mặt và phải giải quyết khi mở một công ty BDS thứ cấp.
1.Chuyện người mua :
Trong thứ cấp , thì người mua ít khi tốn chi phí khi đổi Sale hay môi giới. Một khách có thể đi với cả chục môi giới còn mua của ai thì chưa biết
Đối với chủ nhà , ai cho thuê cũng vậy . Công ty nào cũng lấy phí như nhau . Đối với họ ưu tiên hàng đầu là giao dịch nhanh.
Hàng hóa trong thứ cấp thì đa phần ít khi độc quyền , trong cùng 1 dự án thì hầu như giỏ hàng đều giống nhau ( hợp tác). Đối với người mua thì điều này khiến cho việc đi theo sale nào cũng vậy
2.Chuyện nguồn lực
Trong BDS Thứ cấp thì 2 chi phí lớn nhất là Marketing và Hoa hồng cho nhân viên.
Đối với marketing , Các trang tin đăng thì chỉ có tăng giá chứ không có giảm giá .Trang tin nào đấy thì bây giờ là khoảng 200-300k/ tin. Còn chạy quảng cáo thì chi phí rất lớn ở những trang đầu tiên của Google đa phần chỉ có Rever , Propzy …Vì thường chi phí này cũng khá lớn và có xu hướng tăng theo thời gian.
Đối với nhân viên , ngành này gần như sale không có chi phí chuyển đổi khi chuyển sang công ty khác. Thậm chí nghỉ việc ra làm tự do cạnh tranh ngược lại với công ty cũ. Hai công ty công nghệ trong ngành này là Rever và Propzy luôn đau đầu với chính sách hoa hồng Vì giờ có trả bao nhiêu thì sale vẫn có xu hướng “luồn” và không hài lòng vì …nhân viên phải đóng thuế (mất khoảng 20% hoa hồng).
Bài toán hoa hồng là bài toán khó nhất trong ngành thứ cấp vì trả bao nhiêu vẫn thấp hơn khi nhân viên “Luồn” .Để nhân viên hoạt động hiệu quả, giá trị công ty mang lại cho nhân viên phải cao hơn mức nhân viên cảm thấy họ cho công ty.
Điều này cũng giải thích cho việc ít công ty thứ cấp nào lớn trong ngành , đa phần là các nhóm có quy mô nhỏ .Vì Chi phí nhân sự và tuyển dụng luôn ở mức cao so với những ngành khác.Nếu Ai thắc mắc thì mình đã từng chịu chi phí 4tr/ nhân viên nhận việc.
3.Chuyện đối thủ cạnh tranh
Những công ty BDS thường thuê văn phòng ở gần khu vực / dự án họ làm đa phần đều rất gắng bó với một thị trường , dù có lỗ cũng sẽ làm. Và luôn có những công ty sẵn sàng chạy quảng cáo bất chấp chi phí.
Hàng hóa các công ty cùng làm một dự án ít khác biệt.
Nếu có ai thắc mắc thế Thiên Khôi hay Tuấn 123 có nhân viên cả nghìn người thì không lớn à ?
Trả lời : Trước tiên chúng ta phải có định nghĩa về một công ty BDS :” Làm nhiệm vụ kết nối người bán và người mua”. Còn bản chất hoạt động của mô hình kinh doanh của 2 công ty này hướng đến là Môi giới chứ không phải khách mua/ thuê. Đây là một mô hình hay khi “né” đi hoàn toàn 2 áp lực lớn nhất của ngành BDS thứ cấp là nhân sự và marketing.
Họ bán một gói hỗ trợ kinh doanh chi trả khi chốt deal, theo đó bạn được sử dụng hệ sinh thái và hỗ trợ của công ty từ : Giỏ hàng , đào tạo , pháp lý , ưu đãi khi đăng tin ….
Chẳng có gì sai ở đây cả . Chỉ là 2 công ty trên không chung ngành thôi.
Kỳ 2: Công nghệ trong ngành BĐS
Trong bài này , mình đã kỳ vọng định viết chi tiết tất cả phần mềm và phương án vận hành nhưng tiếc là nội dung sẽ mang đầy tính công nghệ và rất dài . Nên mình sẽ phân ra và viết trong những kỳ sau. Bài này sẽ nói về trải nghiệm khi làm ở các công ty công nghệ trong ngành BDS nhé.
Nếu bạn nghĩ các công ty công nghệ trong ngành BDS sử dụng những thứ cao siêu hay viễn vông đối với những doanh nghiệp nhỏ ..Thì bạn ơi đừng lo !! Công nghệ giờ đi nhanh lắm tất cả những cái vài năm trước có lẽ phải tốn cả tỷ đầu tư bây giờ có thể chỉ cần tốn vài chục triệu.
1/ Phần mềm quản lý khách hàng CRM
Đây có lẽ là điều các bạn kỳ vọng nhiều nhất trong bài viết này . Nhưng thực tế cho thấy cá phần mềm này trong ngành BDS ( ngành thứ cấp) chỉ đóng vai trò là phần mềm quản trị cho “sếp”.Đối với nhân viên thì nó đóng vai trò ghi chú và báo cáo là chính.
Và thực tế theo mình thấy rất ít công ty thứ cấp có và sử dụng hiểu quả CRM . Không có gì yếu kém ở đây cả tất cả là do đa phần các CRM của nước ngoài chủ yếu sử dụng email và văn hóa khác với VN nền hầu như triển khai thất bại.
Thực tế thì làm thứ cấp bạn không cần mua phần mềm CRM làm gì cứ làm google sheet là được .Quan trọng là tư duy sử dụng và quản lý .Điều tối thiểu nhất quản lý nên làm được : Chỉ nhìn vào phần mềm ( không hỏi nhân viên) biết được khách nào cần giúp đỡ và khách nào sắp ra số . ..Nghe có vẻ khó nhưng phần mềm và vận hành tốt thì có thể làm được.
Tóm lại , CRM trong ngành này vẫn còn chỉ ở mức sơ khai và không tốt hơn google sheet là mấy. Tất nhiên , có một số thứ chúng ta cân CRM chuyên nghiệp ví dụ : Công ty chạy Website cần đổ khách cho sale và sale cần thấy được khách đã search hoặc tương tác gì trên website ( giải quyết được khá nhiều vấn đề). Ai làm BDS cũng nên xài CRM dù theo cách nào .
Mình từng hỏi sếp mình :” Năm ngoái dự án này mình có 20 deal thuê vậy năm nay 20 listing +20 khách đó đi đâu rồi ?” .
2/ Chuyện Marketing
Không có gì đặc biệt khi chạy marketing của BDS thứ cấp với ngành khác .Thường kênh này it hiệu quả đó là lý do mà ta thấy sơ cấp bao giờ chạy và đốt tiền cũng máu lửa hơn thứ cấp nhiều…Ở mức độ công ty nhỏ thì cho Sale lên mạng tìm khách lại dễ hơn.
Nếu nói trong thời gian tới , xu hướng nào diễn ra mạnh nhất trong ngành BDS mình nghĩ là Marketing Automation . Lý do là trước khi VN xài cái này thì chủ yếu chạy qua mail .Nhưng tỷ lệ phản hồi của VN với nền tảng này không cao.Gần đây ZALO OA ra đời với chức năng ZNS đã giải quyết khá nhiều vấn đề vì chắc chắn khách hàng nào cũng xài ZALO chứ không xài email . Mình từng sử dụng nó để chạy thử 1 số dự án +Telesale để giảm chi phí listing giảm các bạn bạn nào muốn tham khảo có thể inbox.
Trong vài năm tới mình tin việc sử dụng marketing trong chăm sóc chủ nhà/ khách thuê trong vài năm tới sẽ là một thứ tất yếu.
3/ Chuyện Website/Giỏ hàng
Cách đây vài năm xây dựng website khá là tốn kém nhưng với sự phát triển của công nghê thì việc làm một website chứa giỏ hàng realtime chưa bao giờ dễ dàng và rẻ như thế.
Kể cả việc làm công nghệ 3D ngày xưa chỉ có công ty công nghệ mới làm . Giờ cũng rẻ rồi Camera có thể sử dụng điện thoại hoặc camera tầm 200-300USD . Mỗi tội xài matteport chi phí lưu trữ hơi cao thôi.
Ở đây mình chưa bàn đến chuyên chạy SEO cho Website . Chỉ nói đến chuyện dùng website để quản lý giỏ hàng và share hình ảnh cho khách hàng thôi. Một mẹo nhỏ cho các bạn là cách để biết một căn hộ/ nhà có trong giỏ hàng của mình hay không.
Hồi còn trẻ, mình nhìn bất cứ căn nào là biết mã căn nhân viên nhìn như “anh hung dân tộc”. Thực ra google có chức năng “search by image” cứ bấm và tìm trang web của mình là biết căn nào thôi. Vì sự thất là cùng căn hộ nếu đăng đúng hình chủ nhà cung cấp thì hình chắc chắn giống nhau ..Vì thường chủ nhà chup hình có 1 lần và gửi cho nhiều sale .
Một số xu hướng công nghệ sắp tới sẽ phát triển mạnh:
+Marketing Automation: một giải pháp bổ sung và thay thế cho telesale truyền thống.
+Data Driven: Dựa vào data/báo cáo để đưa ra quyết định nhanh hơn
+ Công nghệ AI : Tuần vừa rồi có anh bạn mới chia sẽ với mình phần mềm tạo ảnh và dựng clip . Chỉ cần nhập Form là tự động tạo ra nội dung hình ảnh , clip ..với logo , chỉnh sửa ánh sáng ,nội dung listing . Mình thực sự bất ngờ với công nghệ làm được.
+”Big” Data : Bình thường sale lên mạng tìm khách vậy bạn nghĩ sao nếu có bot tự động làm việc đó ? Bạn có tin toàn bộ infor của bạn từ ngày sinh/SDT/Quê quán có thể google ra hay không . .Đợt trước telegram có nhiều bot khá là xịn để tra cứu những thông tin này.
Kỳ 3: Kinh doanh chỉ nhờ may mắn
Bài kỳ này viết ra với kỳ vọng nói về chuyện may mắn và chiến lược trong kinh doanh.Mình tin dù bạn làm tự do hay làm ở những phân khúc khác ngoài thứ cấp khác của BDS. Nó cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về thị trường và về cách mà các công ty BDS thứ cấp thành công.
Đầu tiên , Trong kinh doanh quan niệm của mình có 4 loại may mắn:
1/ May Mắn tuyệt đối
Loại thứ nhất trong các loại may mắn trong cuộc sống.Không thể kiểm soát , không thể không chế. ..Nếu có chỉ có thể do ông bà “gánh”.
May mắn theo kiểu mua 1 tờ vietlot và trúng kiếm 100 tỷ vậy. Chúng ta không thể kiếm soát nó , bởi “ May mắn là con b*tch chạy rong đừng đi tìm nó.”
Loại này mình không nói nhiều vì mình khuyên đừng nên trông cậy vào nó .Ông bà chỉ giúp được vài tháng chứ có “gánh” cả đời được đâu.
2/ May mắn do chăm chỉ
Loại thứ hai là loại cứ cống gắng phấn đấu và nỗ lực thì may mắn sẽ tới . Theo kiểu :” Tích cực ***** Vận may sẽ đến”.
Nếu bạn gặp 1 khách hàng họ không mua thì đi gặp 100 khách hàng ,1000 khách hàng … đến một lúc nào đó sẽ gặp may mắn thôi.
Đối với công ty may mắn theo kiểu tuyển 100 nhân viên về để hy vọng sẽ có một “best” sale. Hoặc giống với ngày hồi còn trẻ mình hay làm khi có 1 căn ngon ngồi spam tất cả các group , nhắn tin gửi căn cho vài trăm Môi giới khu vực đó…Kiểu gì cũng bán được.
3/ May mắn nhờ sự chuẩn bị
Loại này xảy ra khi bạn thành thạo và có chuyên môn cao trong một số lĩnh vực nhất định. Khi giỏi một cái gì đó thì may mắn luôn dễ xảy ra hơn. Vậy để nắm bắt nó hãy cố gắng giỏi cho mình một cái gì đó.
Đối với cá nhân , hãy cho mình mốt lĩnh vực gì đó thật sự đăc biệt pháp lý BDS, mối quan hệ để giải quyết vấn đề , Ngân hàng …
Đối với công ty , may mắn khi có sẵn cơ sở vật chất , chương trình đào tạo , giỏ hàng tại một khu vực …Đó là những thứ mà một công ty có thể chuẩn bị trước để đón lấy may mắn.
Ví dụ : Trong BDS thứ cấp , Bạn có giỏ hàng thứ cấp tại một dự án tốt với 2 tiêu chí : Đầy đủ , giá tốt …thì chắc chắn kiểu gì cũng sẽ có giao dịch thôi.
4/ May mắn nhờ chiến lược
Đây là loại may mắn dễ nắm bắt nhất và cũng khó nhất.
Từ “chiến lươc” thời nay được sử dung khá nhiều nhưng mỗi người đều có một định nghĩa. Nếu theo ý nghĩa hàn lâm:” Đó là tất cả những gì bạn làm trong dài hạn , để tạo nên lợi thế của bản thân/ công ty nhằm tạo ra lợi nhuận trong dài hạn”.
Trong việc kinh doanh có lẽ đây là loại gặp nhiều nhất ở các công ty thành công, cách thức mà bạn thực thi những “action” để tạo thành lợi thế trong dài hạn. Chấp nhận làm gì và không làm gì để người khác không thể bắt chước.
Một công ty có thành công hay không ở chỗ họ có tạo nên “lợi thế” không.Cùng nguồn lực bỏ ra bạn có làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh hay không ?
Ví dụ, bạn làm một dự án/ khu vực gần như làm “trùm” nắm toàn bộ hàng hóa và thông tin dự án/ khu vực này
Sau đó, do may mắn, ai đó có khách cần mua đúng dự án/khu vực này .. May mắn của họ đã trở thành may mắn của bạn, bởi vì họ sẽ tìm đến với bạn để nhờ hỗ trợ khách hàng . Bạn sẽ có được “may mắn” đó.
———————————————————————-
Nguồn: Văn Hoài Thương Chuyện MỞ công ty BẤT ĐỘNG SẢN