1. LÊN DANH SÁCH CÔNG VIỆC CHO NGÀY MỚI
Bạn cần phải lên cho mình một danh sách các công việc cần làm và cách thực hiện chúng một cách cụ thể và chi tiết. Đồng thời, các công việc đó phải phù hợp với nguồn lực, quỹ thời gian mà bạn có. Đây là bước cực kì quan trọng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những việc bạn cần phải làm và hoàn thành. Đồng thời, khi bạn biết bản thân phải làm những việc gì và làm như thế nào sẽ phần nào giúp bạn tăng sự tập trung, thôi thúc động lực làm việc trong bạn, từ đó tăng hiệu suất làm việc.công việc cần làm và cách thực hiện chúng một cách cụ thể và chi tiết. Đồng thời, các công việc đó phải phù hợp với nguồn lực, quỹ thời gian mà bạn có. Đây là bước cực kì quan trọng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những việc bạn cần phải làm và hoàn thành. Đồng thời, khi bạn biết bản thân phải làm những việc gì và làm như thế nào sẽ phần nào gi
2. BIẾT CÁCH SẮP XẾP, ƯU TIÊN CÔNG VIỆC
Mỗi ngày bạn phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau. Rất có thể rằng, bạn không thể giải quyết hết tất cả chúng. Chính vì thế, bạn cần phải biết cách sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên một cách hiệu quả. Việc này sẽ giúp bạn duy trì được nguồn năng lượng và tăng năng suất làm việc cho đến cuối ngày. Bạn cần phải nhận định rõ công việc nào là quan trọng hay không quan trọng và khẩn cấp hay không khẩn cấp để sắp xếp thời gian phân bổ một cách hợp lý và phù hợp với từng công việc.
3. TÍCH HỢP CÁC CÔNG VIỆC CÓ CÙNG TÍNH CHẤT
Mỗi khi bạn lên kế hoạch hoặc điểm lại danh sách các công việc cần làm cho một ngày mới, bạn hãy xét xem xét và sắp xếp các công việc có liên quan hoặc khá tương đồng về nội dung lại với nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể tập hợp những công việc diễn ra ở cùng một địa điểm để ghi nhớ và giải quyết chúng tại cùng nơi đó. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và tránh lãng phí thời gian.
4. ĐƯA RA THỜI HẠN HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Chúng ta thường có thói quen kéo dài thời gian hay “nước đến chân mới nhảy”. Chính vì vậy, bạn phải đưa ra thời hạn hoàn thành công việc cho các công việc mà bạn cần phải làm mỗi ngày. Khi đưa ra thời hạn, đó vừa là áp lực bởi trong tư tưởng bạn nhận thức được rằng bản thân phải tăng tốc hoàn thành công việc trước thời hạn nhưng cũng vừa là động lực thôi túc hành động giúp tăng hiệu suất. Điều này sẽ giúp bạn tập trung tinh thần và hạn chế được sự lười biếng trong lúc thực hiện công việc.
5. CÓ CÁC KHOẢNG DỪNG, TRÁNH TỰ DỒN ÉP BẢN THÂN
Khi bắt đầu một ngày mới hay bắt đầu một công việc chúng ta thường làm việc với một quyết tâm cao độ. Tuy nhiên, hãy để ý rằng, bạn thường bị cuốn vào công việc, làm việc liên tục trong thời gian dài và rồi khiến bản thân dần cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và mất tập trung. Lúc này rất khó để bạn có thể quay trở lại trạng thái ban đầu hay tiếp tục thực hiện công việc do cơ thể đang rất mệt mỏi, chán nản. Do vậy, bạn đừng để bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi rồi mới nghỉ ngơi. Thay vào đó, hay chủ động tạo ra các khoảng dừng, nghỉ ngơi trong thời gian ngắn trước khi tiếp tục công việc. Hãy vận động cơ thể, uống nước hoặc ăn nhẹ các loại trái cây sẽ giúp cơ thể dần hồi phục năng lượng, trở lại trạng thái sung sức, tăng hiệu suất công việc.
6. TỰ THƯỞNG CHO BẢN THÂN KHI HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Bạn phải hiểu rằng phần thưởng và hành động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi làm việc dựa trên sự mong đợi về một phần thưởng nào đó sẽ thôi thúc bạn hành động lên rất nhiều. Dù rằng, không phải lúc nào phần thưởng cũng thể hiện bằng các danh hiệu. Đó có thể là một cuộc hẹn với bạn bè một buổi tiệc cùng gia đình hay đơn giản là một ly trà sữa,… Nhận thức rõ điều này phần nào đó sẽ giúp bạn tăng được hiệu suất làm việc.